x
Pop-up
...

ĐỀN GIÓNG (SÓC SƠN) VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI BẤT TỪ

ĐỀN GIÓNG (SÓC SƠN) VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ HUYỀN THOẠI BẤT TỪ
Truyền thuyết về Thánh GióngĐời vua Hùng thứ sáu tại làng Gióng, có hai vợ chồng hiền lành chăm chỉ làm lụng nhưng mãi

Truyền thuyết về Thánh Gióng

Đời vua Hùng thứ sáu tại làng Gióng, có hai vợ chồng hiền lành chăm chỉ làm lụng nhưng mãi không có con. Một ngày nọ, bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to trên đường thì liền thụ thai sinh ra một cậu bé tuấn tú đặt tên là Gióng, nhưng lại chẳng nói cười, chỉ đặt đâu nằm đó.

Mãi đến lúc sứ giả đi tìm người đánh giắc Ân, lúc này cậu bé mới cất tiếng xin vua: Roi, giáp và ngựa sắt để ra trận. Sau lần đó, cậu bé lớn nhanh như thổi chẳng mấy chốc mà trở thành tráng sĩ rồi một mình diệt giặc. Roi gẫy, cậu chẳng hề nao núng mà nhổ tre bên đường để làm vũ khí để đánh tiếp.

Giặc thua tan tác, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh Sóc Sơn lễ tạ mẹ ba cái rồi bay về trời. Nhân dân quanh vùng lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của ngài. Ao hồ và những bụi tre ngả sang màu vàng do ngựa phun lửa là những dấu tích còn lại về trận đánh và cũng là nơi mà ông đã đi qua.

Đi đền Gióng bằng phương tiện gì

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20 km nên du khách có thể lựa chọn một trong các phương tiện di chuyển:

Xe Bus: Các bạn có đi tuyến 56B với lộ trình: Học viện Phật giáo Việt Nam - Xuân Giang - Bắc Phú - Học Viện Phật giáo Việt Nam. Ngồi xe bus an toàn, ngủ một giấc là tới nơi nên đây là phương tiện được nhiều bạn trẻ ưa thích nhất.

Xe máy (hoặc các phương tiện khác): bắt đầu đi từ cây cầu Nhật Tân, đi thẳng cho tới khi gặp quốc lộ 18 thì rẽ trái vào quốc lộ 3 sau đó đi tới ngã 3 sẽ có biển báo Quần thể di tích đền Sóc là tới. Để tránh lạc đường thì nhớ bất Google map lên nhé.

Đường Sông: Tour du lịch sông Hồng 1 ngày với lịch khởi hành liên tục cũng là một lựa chọn không tồi với những ai yêu thích sông nước.

>>> Làng lụa Vạn Phúc - nơi lưu giữ linh hồn của văn hóa dân tộc.

>>> Một ngày ở Bát Tràng - ngôi làng gốm sứ cổ kính nhất miền Bắc.

Vị trí của đền Gióng và quần thể khu di tích lịch sử lâu đời

Quần thể di tích đền Sóc có tổng cộng 6 công trình trải dài từ chân đến đỉnh Vệ Linh thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Các di tích ở khu chân núi gồm: Chùa Đại Bi, đền Trình, đền Mẫu với điểm nhấn là đền Thượng thờ đức Thánh Gióng được thiết kế đồ sộ.

Đền Thượng nằm trên đỉnh Sóc Sơn, phía trước mặt là núi Độc Tôn, Đại Thính và Hòn Ngọc cùng con suối Xe. Phía mặt sau là núi Thanh Lãm. Cánh tả và hữu của đền lần lượt là núi Vây Rồng và núi Đá Đen. Nơi đây vẫn còn nguyên dấu tích chân ông Đùng sâu hơn một tấc và vết chân ngựa để lại khi ông cởi giáp sắt bay về trời. Đây cũng là nơi đặt tượng đài của đức Thánh Gióng với tư thế cưỡi ngựa bay về trời được khánh thành nhân dịp 1000 năm Thăng Long.

Đền Hạ thờ các vị sơn thần và thổ địa cai quản núi Sóc. Lưng chừng núi có tấm bia 8 mặt kể truyền thuyết đức Thánh Gióng có niên đại 1672 thời Dương Đức thứ nhất.



Đền Mẫu thờ mẫu thân của đức Thánh Gióng. Nơi đây còn có chùa Đại Bi, là nơi ngày trước Khuông Việt Quốc Sư lập am để ở. Ông có công lập đàn cầu đức Thánh Gióng giúp vua Lê Đại Hành đánh giặc nên sau khi khải hoàn, nhân dân đã xây chùa tại đó để ngàn năm ghi nhớ.


Những bậc thang phủ đầy rêu phong là con đường dẫn tới chùa Non Nước (Sóc Thiên Vương Thiền Tự). Nằm ở độ cao hơn 100m so với chân núi, không khí nơi đây tinh khiết trong lành kết hợp với sự trầm lắng hư ảo của chuông chùa tạo nên một chốn thanh tịnh để trút bỏ bộn bề lo toan trong cuộc sống. Đây là nơi tọa lac của tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng đúc nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Trên đường xuống núi Sóc còn có học viện phật giáo Việt Nam nơi lưu giữ và truyền thụ các giá trị tâm linh.

Đi đền Gióng vào thời điểm nào

Du khách có thể khám phá khu di tích vào bất kỳ ngày nào trong năm, nhưng để có cái nhìn toàn cảnh cũng như tham gia vào một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam thì thời điểm để đi là vào tháng Giêng.

Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng theo nghi lễ truyền thống để dâng lên đền Thượng. Đây là những nghi thức chứa đựng sự tâm linh huyền bí và lòng tự tôn dân tộc của người Việt.

Đền Gióng thực sự là một điểm đến vô cùng hấp dẫn của du khách gần xa khi tìm hiểu về một trong Tứ Bất Tử của Thần Đạo Việt Nam, người đã đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ thuở ban sơ. Di tích đang được các thế hệ bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác thể hiện mong muốn về một cuộc sống ấm no hạnh phúc của mỗi gia đình và sự bình yên cho đất nước cũng như toàn thể nhân loại.

Bài viết liên quan

ˆ