Nằm cách thủ đô 13km về hướng Đông Nam, làng gốm Bát Tràng tọa ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Theo sử sách ghi lại, thời điểm vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thì cũng là lúc 5 dòng họ nổi tiếng với nghề làm gốm ở làng Bồ Bát quyết định cùng nhau di cư ra kinh thành lập nghiệp. Đến xã Bát Tràng - nơi có đất sét trắng (vốn là thứ nguyên liệu quý để làm gốm), 5 dòng họ đã cùng dòng họ Nguyễn nơi đây kết hợp với nhau để mở lò sản xuất gốm, sinh ra làng gốm Bát Tràng.
Trải qua biết bao thăng trầm nhưng các thế hệ con cháu Bát Tràng vẫn luôn khắc ghi trọng trách gìn giữ nghiệp tổ của cha ông. Lò nung cũng vì thế mà đỏ lửa bất kể ngày đêm để cho ra những sản phẩm chứa đựng tình cảm, sự đam mê sáng tạo và cả cái hồn của gốm Bát Tràng - nét riêng khó lẫn của làng nghề nhỏ bé.
“Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”, bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra ở đất Bát Tràng phải qua 7 bước: từ khâu chọn lựa, pha chế đất, cho đến tạo dáng, tạo văn, hoa trang trí; phủ men (tráng men) và nung sản phẩm… được thực hiện hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.
Làng gốm Bát Tràng với lợi thế không cách quá xa thủ đô nên du khách có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm tốt nhất mà Silver Heart Travel muốn khuyên bạn đó là vào ngày 08-13/2 hàng năm, bởi thời gian này bạn có thể kết hợp để tham gia lễ hội tại đình Vạn Phúc nữa đó.
CHỢ GỐM BÁT TRÀNG
NHÀ CỔ VẠN VÂN
KHU LÀNG CỔ
BẾN ĐÌNH BÁT TRÀNG
TRẢI NGHIỆM LÀM THỢ GỐM
TRƯỚC KHI VỀ ĐỪNG QUÊN MUA ĐỒ VỀ LÀM QUÀ NHÉ
Nhìn những sản phẩm được làm ra bởi đôi tay tài hoa của người thợ làng gốm Bát Tràng lại càng thán phục sự sáng tạo vô bờ bến của những nghệ nhân biến những cục đất sét vô tri vô giác thành những tuyệt tác gốm sứ. Tạm biệt Bát Tràng trong một chiều mưa tầm tã mà lòng thầm cảm ơn những con người đang gìn giữ và phát triển làng nghề in đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.