Cách Đồng Văn khoảng 25km, chợ Phố Cáo với vẻ hoang sơ mộc mạc miền sơn cước được họp ở ngay rìa thị trấn. Không cố định vào ngày nào, cũng chẳng tấp nập vào ngày Rằm hay mùng 1 như dưới xuôi, Phiên Chợ Lùi được tính theo cách đặc biệt. Tuần trước ngắm các cô gái Mông xinh đẹp vào thứ 6, tuần sau nếu thèm bát phở Tráng Kìm thì nhớ đi vào thứ 5 và tuần sau nữa sẽ là thứ 4, cứ thế mà tính.
Đi chợ không nhất thiết là phải mua bán hay trao đổi hàng hóa, đây dường như là luật bất thành văn ở tất cả các phiên chợ vùng cao. Chính bởi vậy nên các quầy đồ ăn lúc nào cũng rộn ràng, chỉ một chút khói bay qua cũng đủ để khiến dạ dày khách của tour Hà Giang giá rẻ biểu tình, đả đảo. Các khu đất trống được lấp đầy bởi la liệt đồ nông cụ, quần áo may sẵn hay các loại gia vị thường nhật.
Thế nhưng đông đúc nhất vẫn là khu bán vải với các họa tiết đặc trưng của người Mông như hình trám, hình zích zắc đủ màu sắc. Ngày xưa khi giao thương cách trở, sợi lanh lúc nào cũng gọn trên tay người phụ nữ Mông. Có những sản phẩm được làm trong cả tháng trời ròng rã, chúng đều là các tác phẩm nghệ thuật chứa đựng niềm hạnh phúc của người phụ nữ vùng cao phía Bắc.
Ồn ào nhất phải kể đến khu buôn bán vật nuôi với cơ man nào là trâu, bò, lợn, gà vịt… kêu oang oác mỗi khi có người động vào. Khách du lịch Hà Giang được tận mắt thấy những chú “lợn cắp nách” khoảng 10-12kg, dây buộc ngang bụng cứ dũi mõm xuống đất tìm thức ăn. Nếu giao dịch thuận lợi, chủ của chúng sẽ dư dả để có thể mời bạn bè nhậu nhẹt, còn không thì lại ôm ấp nhau về chờ phiên chợ sau.
Người dân vùng cao Hà Giang sống cách xa nhau cả ngày đường đi bộ, chỉ có phiên chợ mới được gặp lại bạn bè để hàn huyên bên chén rượu. Món ăn thì có gì cao sang đâu, chỉ là nồi thắng cố nghi ngút khói, hay đơn giản là những khoanh thịt lợn thái vội chấm muối ớt, thế cũng đã được dăm ba câu chuyện rồi. Bàn ghế thì chẳng còn lành lặn, cái sứt cái mẻ cũng chẳng sao, bởi gặp được nhau là vui lắm rồi.
Sau khi uống cạn những bát rượu đầy ắp, thơm nồng là cùng vang lên các bài hát nhớ nhung, hay nhún nhảy theo điệu khèn của chàng trai Mông vang trong gió. Phiên chợ chỉ có thế thôi mà kéo dài từ sáng sớm cho tới khi ông mặt trời đứng bóng mới bắt đầu tàn cuộc. Một vài gã trai dù chếnh choáng trong men say nhưng vẫn không quên hẹn nhau cho đúng dịp.
Cột cờ Lũng Cú: cách Phố Cáo 22km, đứng sừng sững uy nghiêm giữa đất trời. Lá cờ bay trong gió là biểu tượng cho độc lập - tự do của đất nước Việt Nam, là cột mốc đánh dấu chủ quyền nơi biên giới. Đứng tại nơi đây, khách của tour Hà Giang từ Hà Nội mới thấy công lao của những người đã nằm xuống để đem lại hòa bình cho Tổ Quốc mới to lớn đến dường nào.
Phố Cổ Đồng Văn: nổi bật hơn cả giữa vùng cao nguyên chỉ toàn là đá tai mèo với vẻ đẹp cổ kính, kiêu sa. Mái của khu chợ được lợp một hàng úp một hàng ngửa theo quy luật học thuyết âm dương, kèm theo những chiếc lồng đèn đỏ nổi bật khi đêm xống. Đây vừa là nơi buôn báo giao thương vừa là chốn hẹn hò của các cô cậu mới lớn.
Dinh thự Vua Mèo: được xây theo thiết kế hình chữ “Vương” trên quả đồi có hình dáng giống mai rùa, tường nhà được xây thành hai lớp vừa để tiện cho việc sinh hoạt vừa có thể phòng thủ khi bị tấn công. Theo nghiên cứu của các nhà lịch sử học, đây là sự giao thoa kiến trúc của người Mông và người Trung Quốc sống ở vùng ven biên giới.
Trong men say của rượu ngô men lá, văng vẳng bên tai là tiếng khèn môi cùng không khí lễ hội, thật khó để khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm do Silver Heart Travel tổ chức có thể nói lời tạm biệt. Phiên Chợ Lùi độc đáo tạo cho Phố Cáo một nét duyên ngầm, để cứ tới ngày hẹn là khiến cho con người ta bứt rứt chân tay, để rồi… lại phải đi!
(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)