x
Pop-up
...

Du lịch Hà Giang - Đâu mới là điểm cực Bắc của Tổ Quốc

Du lịch Hà Giang - Đâu mới là điểm cực Bắc của Tổ Quốc

Cột cờ Lũng Cú và cột mốc 428 có phải điểm cực Bắc không?

Đông đảo du khách khi đặt chân tới cột cờ Lũng Cú đều rất tự hào khi checkin rồi vội vàng đăng lên kèm theo caption “điểm cực Bắc”. Thế nhưng họ đã nhầm, bởi ngay trên Wikipedia: “Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú có độ cao 1470m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3km theo đường thẳng.”

Mốc giới 428 là nơi xa nhất về hướng Bắc của Tổ Quốc, tiệm cận với điểm Cực Bắc. Nhìn chiếc cột mốc bé xíu xiu kia thôi nhưng không ít bạn bất ngờ khi biết rằng phải mất tới hai năm mới xây xong nó đây. Phần vì cơ sở vật chất khó khăn, cộng thêm địa hình hiểm trở nên nơi đây chỉ có hơn chục hộ người Mông sinh sống - những người lính âm thầm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.

Quay sang hỏi các hướng dẫn viên, hầu hết đều nhận được câu trả lời là cột cờ Lũng Cú và phần còn lại (những người chịu đi hơn chút) thì cho rằng điểm cực Bắc là cột mốc 428. Nhưng thực ra nếu muốn tới đó, khách du lịch Hà Giang từ Hà Nội còn phải đi khá xa. Các bạn có thể nhìn trên bản đồ vệ tinh: điểm cực Bắc cách cột cờ Lũng Cú 3,3km và cách cột mốc 428 là 2,2km theo đường chim bay.

Vậy điểm cực Bắc thực sự nằm ở đâu

Nhìn trên bản đồ, điểm cực Bắc thực sự nằm ở đỉnh chóp, nơi con sông nho Quế ngoặt từ hướng Đông Bắc sang Đông Nam theo hướng về Đồng Văn. Nó nằm ở tọa độ 23°, 22’, 59” vĩ độ Bắc; 105°, 19’, 21” độ kinh Đông, khá gần Cột mốc 428. Nếu hình dung theo hình tam giác thì điểm cực Bắc là đỉnh của tam giác, cột cờ Lũng Cú nằm gần trung điểm của cạnh đáy, cột mốc 428 nằm trên cạnh bên trái.


“Mỏm tột Bắc” tọa trên 1 trong 5 đỉnh núi liền kề, trải dọc biên giới với Trung Quốc. Ngọn núi cao sừng sững như bao bọc lấy các dãy núi con, tạo thành bức tường thành vững chái bảo vệ người dân quanh vùng. Phía bên dưới là sông Nho Quế xanh biếc chảy qua hẻm Tu Sản hùng vĩ dựng đứng. Đây là địa điểm được đông đảo khách du lịch Hà Giang giá rẻ đến tham quan khám phá.

Đường đi tới điểm cực Bắc thật lắm gian nan

Mỏm tột Bắc” là từ được đông đảo các bạn mê văn chương biết tới vì nó được dùng trong bài viết của cố nhà văn Nguyễn Tuân. Chuyện là trong lần lên Lũng Cú, ông treo bản đồ Việt Nam lên tường của ngôi nhà trình đất, sau đó lấy một sợi dây đặt vào một điểm ở mỏm Séo Lủng thì điểm cuối lại trùng khớp với điểm chót phía Nam ở Cà Mau nên đã thốt lên: “Sao trùng khít thế. Đây mới là điểm tột Bắc”…

Đường đi tới đài vọng cảnh

Và từ đó “mỏm tột Bắc” được dùng để chỉ mỏm đất thượng Séo Lủng của vùng cực Bắc. Hiện nay, đường đến địa điểm này đã dễ đi hơn rất nhiều. Từ cột cờ Lũng Cú, men theo đường đi vào cột mốc số 422, thêm khoảng 3km nữa sẽ tới thôn Séo Lủng. Đi thêm 1km theo đường tới biên giới Việt - Trung sẽ gặp đài vọng cảnh, tuy nhiên đây CHƯA PHẢI điểm cực Bắc nhé. Phải đi từ đây xuống sông Nho Quế mới tới điểm cực Bắc ạ.

Nghe qua thì thấy dễ, nhưng phải đi thì mới thấy thật lắm gian nan. Bắt đầu hành trình là bạn phải xin giấy phép từ đồn biên phòng ở xã Lũng Cú đã nhé. Sau khi giấy tờ ổn thỏa thì bạn mới đi về hướng bản Xéo Lủng để vượt qua những con đường đá khúc khuỷu đi xuống lòng sông để trekking. Còn nếu đi xe máy thì bạn chạy tiếp theo con đường bê tông tối từ Cẳng Tằng đến Thèn Pả.


Xe máy được gửi lại để bắt đầu hành trình bằng đôi chân. Đoạn đường đầu tiên khá tốn sức do đường dốc, nếu may mắn tìm thấy lỗi mòn của dân địa phương thì hành trình của bạn sẽ suôn sẻ hơn. Còn nếu không may mắn như vậy thì hãy chọn giải pháp trượt xuống theo triền dốc nhé. Bởi bạn không có nhiều thời gian để đi và cũng chẳng ai muốn phải ngủ lại nơi biên cương phức tạp này đâu.

Sau khi vượt qua con dốc bùn nhỏ hẹp, trước mặt bạn sẽ là một khoảng không gian bao la. Đứng ở đây nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm, tới mức chẳng thấy bóng của dòng Nho Quế đâu. Dẫu biết rằng trước chuyến đi này đã phải chuẩn bị tâm lý kỹ càng, nhưng vẫn có chút gì đó lạnh sống lưng. Thoắt cái chúng tôi đã tới được đài vọng cảnh, đến đây là gần điểm cực Bắc lắm rồi đó.

Tuy chỉ đi thêm vài km nữa là tới nơi nhưng với độ cao 500m so với mặt nước biển, địa hình thì lổn nhổn đất đá và hoa dại lại là một trải nghiệm không thể nào quên. Khi vượt qua hết những chướng ngại cuối cùng đó, bạn sẽ tới điểm cực Bắchàng real” nằm ở sông Nho Quế nha. Do quãng đường về cũng lắm gian nan nên phải căn thời gian nghỉ ngơi để về bản Xéo Lủng trước khi trời tối tránh nguy hiểm bạn nhé.

Ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho cuộc hành trình, bạn còn phải mang đồ bảo hộ để bảo vệ tay chân, đầu mặt tránh bị thương bởi những cành cây hay vách đá sắc nhọn. Ngoài ra hãy chọn cho mình những đôi giầy mềm tránh tổn thương bàn chân hay mỏi chân. Vào mùa hè, thể lực của bạn sẽ nhanh chóng bị giảm sút, do đó chuẩn bị đầy đủ nước uống và đồ ăn là điều tối quan trọng đó.

Đặt chân lên điểm cực Bắc - nơi bắt đầu những nét vẽ bản đồ Tổ Quốc để thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi non xen lẫn ruộng bậc thang và hoa tam giác mạch đầy thơ mộng là niềm ước ao của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Nếu không muốn chờ đợi thêm nữa thì hãy liên hệ ngay với Silver Heart Travel và lên lịch trình du lịch Hà Giang để đến đây thôi.

(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)

Bài viết liên quan

ˆ