x
Pop-up
...

Đền Độc Cước - Ngôi đền linh thiêng hộ mệnh dân làng chài

Đền Độc Cước - Ngôi đền linh thiêng hộ mệnh dân làng chài

Đền Độc Cước ở đâu?

Đền Độc Cước hay còn gọi là đền Thượng nằm trên đỉnh Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ, hai mặt Đông-Tây giáp núi, phía Nam giáp biển Sầm Sơn. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16km về hướng Đông, khách tour Sầm Sơn giá rẻ chỉ cần đi theo đường số 8 là tới nơi. Đường lên đền là 40 bậc đá nằm ở bãi tắm A, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Ngôi đền được xây vào thời Trần, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa cũng như tâm linh vô cùng ý nghĩa đối với người dân làng chài ven biển. Đứng ở sân đền nhìn xuống, khách của tour Sầm Sơn từ Hà Nội sẽ được chứng kiến những đợt sóng cứ lần lượt vỗ vào vách tung bọt trắng xóa, bắn lên những viên đá bóng bẩy được mẹ thiên nhiên khéo léo xếp thành những hình thù lạ lẫm.

Truyền thuyết về vị thần tại đền Độc Cước

Từ xa xưa có loài Quỷ với hình thù kỳ dị: mõm nhọn răng dài, chuyên ăn thịt người, sinh sống ngoài biển và thường xuyên quấy phá người dân vùng biển Sầm Sơn. Chúng thường chọn lúc người dân ra khơi đánh cá để vây bắt và ăn thịt, khiến mọi người vô cùng kinh hãi. Khi không ai ra biển thì chúng lại mò vào đất liền để tàn sát, và cái kết là mọi người đều bỏ làng ra đi để tìm kiếm bình yên.

Bấy giờ trong làng xuất hiện chú bé mồ côi con của Mẫu Núi, lớn nhanh như thổi, khôi ngô khỏe mạnh, chớp mắt cái đã thành chàng trai cao lớn. Dân làng nghe theo tiếng gọi của chàng trai thì quay về xây dựng lại cơ ngơi xóm làng, trồng trọt chăn nuôi để tiếp tục sinh sống và phát triển quê hương. Cuộc sống chẳng mấy chốc mà trở nên đầy đủ, ấm no, nụ cười lại hé trên gương mặt hạnh phúc.

Sau khi một vài tên bị băm vằm dưới lưỡi búa sắc lẹm của chàng trai, lũ Quỷ không còn dám đối đầu nữa mà chờ khi chàng ra khơi mới ra tay giết chóc. Nhận được tin, chàng vội quay về làng thì lũ quỷ lại quấy ở ngoài khơi. Lòng căm hận lên tới đỉnh điểm cũng là lúc chàng dùng búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa đứng ngự trên đỉnh Trường Lệ, một nửa theo thuyền bè ra khơi bảo vệ dân làng.

Sau này lũ Quỷ tuyệt nhiên không dám bén mảng tới đây nữa, cuộc sống bình yên lại trở về cùng dân làng. Bàn chân chàng đứng trên núi hằn sâu vào đá được người dân lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của chàng. Ngọc Hoàng cũng vì cảm phục tấm lòng hy sinh cao cả nên sai người mời chàng về trời và sắc phong “Thần Độc Cước” hay còn gọi là “Thần Một Chân”.

Kiến trúc và lễ hội tại đền Độc Cước

Qua 40 bậc đá từ chân núi, khách của tour đi Sầm Sơn sẽ đến cửa đền Độc Cước với hai bức tượng voi chầu. Đền được thiết kế hình chữ Đinh kiểu chuôi vồ với 3 gian riêng biệt: Tiểu đường, Trung đường và Hậu cung. Trong đền thờ tượng thần Độc Cước 1 tay 1 chân, áo quan võ, mặt nghiêm nghị lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhiều câu đối và 8 sắc phong do triều đình ban.

Bên phải là tòa Phương Đình hay còn gọi là tháp Nghinh Phong được thiết kế theo kiểu 2 tầng 8 mái cổ xưa, đón gió từ hướng Bắc. Cạnh đó là Miếu Thổ Thần, Sơn Thần và Phủ Mẫu thờ Tam Tòa Thánh Mẫu-nơi tiến hành các nghi thức hầu đồng. Ngoài ra, tại cuối dãy Trường Lệ về hướng Tây Nam là các gian thờ thần Độc Cước cùng một số vị thần linh Tứ Phủ.

Lễ hội đền Độc Cước (lễ Cầu Phúc) diễn ra từ ngày 14-16/2 âm lịch để tưởng nhớ công lao của vị thần Độc Cước. Đây là dịp để người dân quanh vùng và du khách thập phương về cầu nguyện trước thần Độc Cước để cầu mong một năm bình an, sức khỏe và công việc thuận lợi. Phần lễ bao gồm rước kiệu, tế lễ, dâng cỗ… và phần hội là rất nhiều các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy…

Ngôi đền Độc Cước nhỏ nhắn xinh xinh vẫn trường tồn theo năm tháng để bảo vệ và ban phước lành cho người dân quanh vùng cũng như lữ khách thập phương. Đây là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua nếu như bạn đi tour Sầm Sơn 3 ngày 2 đêm do Silver Heart Travel tổ chức. Chúng tôi vô cùng hân hạnh khi được tin tưởng và đồng hành cùng các bạn trên khắp mọi miền Tổ Quốc.

(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)

Bài viết liên quan

ˆ