Con đường Hạnh Phúc nằm trên Quốc Lộ 4C - con đường khách đi tour Hà Giang giá rẻ đã quá quen thuộc, đoạn nối từ thành phố Hà Giang tới các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài lên tới 184km. Trước năm 1960, 4 huyện vùng cao với hơn 8 vạn người Mèo nằm phía sau các dãy núi khu cao nguyên đá Đồng Văn này không hề biết đến khái niệm “con đường”.
Trải qua bao thế hệ, họ cũng chỉ biết vượt đèo Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc trên vách đá tai mèo dựng đứng để trèo qua. Đoạn dốc chín khoanh tới đỉnh đèo còn có tên khác là “dốc của Giàng” – nơi vua Mèo trừng phạt người bất tuân mình bằng cách treo cho tới chết. Sau đó, nơi đây được thổ phỉ lấy làm căn cứ để tập bắn với “bia người” là các cán bộ mở đường.
“Sống trên đá-chết vùi trong đá”, bà con dân tộc quanh đó vẵn hằng ao ước có một con đường giao thương cho vùng đất vốn dĩ đã quá nghèo khổ này. Con đường không chỉ là cầu nối cho ánh sáng văn minh về với bản làng mà còn xóa đi vùng đất chứa mầm mống của những thế lực đen tối khiến người dân phải sống dưới ách áp bức bóc lột thậm tệ.
Chính vì lẽ đó, con đường mang tên Hạnh Phúc đã được khởi công vào 10/9/1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên của 16 dân tộc Mèo, Dao, Tày, Lô Lô… thuộc 8 tỉnh Cao-Bắc-Lạng, Thái-Hà-Tuyên cùng Hải Hưng và Nam Định. Trải qua 6 năm ròng đục đẽo bằng tay mà không hề có sự trợ giúp của máy móc, con đường đã được cuối cùng cũng được hoàn thành vào 15/6/1965.
Càng lên cao thì càng thiếu thốn, mỗi người chỉ được phát một ca nước để đánh răng, rửa mặt kết hợp làm việc. Những ngày đầu thi công, các thanh niên đã gặp ngay một chướng ngại vật đó là bức tường thành dựng đứng mang tên Mã Pí Lèng. Để vượt qua được nó, họ cần xây một con đường men theo vách núi ở độ cao gần 2000m, điều mà kể cả người lạc quan nhất cũng chẳng dám tưởng tượng.
Khó khăn ban đầu là mở một vỉa nhỏ rộng khoảng 40cm mang tên “Đường Công Vụ” làm nơi đặt chân để phá đường rộng ra. Sau đó đến lượt 17 thanh niên cảm tử thuộc “Đội Cơ Dũng” phải treo mình trong 11 năm ròng trên vách đá để đục đẽo bằng tay trần. Để thể hiện sự quyết tâm của mình, họ đã đặt 10 chiếc quan tài tại lán và hàng ngày truy điệu sống để nhắc nhở mình PHẢI-THẬT-TẬP-TRUNG.
Con đường sau khi hoàn thành chỉ đủ để người và xe ngựa thồ đi qua, về sau được nới rộng ra cho cả ô tô để khách đi tour Hà Giang từ Hà Nội nhưng vẫn ẩn chứa trong đó sự nguy hiểm với những đoạn cua tay áo cực gắt một bên là vách đá, một bên là thung lũng sâu. Đỉnh đèo Mã Pí Lèng - nơi cao nhất của Con Đường Hạnh Phúc hiện nay đang đặt tấm bia đá ghi lại các cột mốc trong quá trình xây dựng.
Lại nói về con đèo Mã Pí Lèng, đó là đoạn đường tuy không dài nhưng đủ để khiến nó trở thành con đường hiểm trở bậc nhất, vị “vua” của các loại đèo và thậm chí được coi là tượng đài của khu cao nguyên Đá. Đèo 9 khoanh nối Đồng Văn và Mèo Vạc có độ dài khoảng 20km còn được ví như “Vạn-Lý-Trường-Thành” của Việt Nam - nơi check in quen thuộc của khách du lịch Hà Giang.
Núi Đôi Quản Bạ nằm giữa thung lũng trù phú, như một cô gái đang ngủ giữa đất trời mênh mông. Phải tận mắt chiêm ngưỡng cặp núi đôi phồn thực, phập phồng của thiếu nữ mới lớn này mới thấy hết được vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho vùng đất địa đầu Tổ Quốc. Ngoài ra du khách còn có thể đi lên Cổng Trời Quản Bạ, nơi được ví như “đầu chạm trời, chân đạp mây”, khung cảnh như chốn thần tiên…
Rừng Thông Yên Minh được coi là “Đà Lạt của miền Bắc” với những cánh rừng thông trải dài bất tận. Phóng tầm mắt ra xa là những nếp nhà lẩn khuất trong làn sương mờ. Nếu muốn tìm hiểu về vùng đất này một cách “nghiêm túc”, lời khuyên cho bạn là hãy cắm trại qua đêm để tận hưởng bầu không khí trong lành lúc sáng sớm, hay chứng kiến những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá chiếu xuống mặt đất…
Nhà Của Pao nằm trong thung lũng Sủng Là, nơi được lấy bối cảnh trong phim “Chuyện Của Pao”. Ngôi nhà hiện tại vẫn còn người sinh sống, nên nhớ xin phép để được vào thăm quan nhé. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà tường trình với mái nhà được xếp theo luật âm dương, hay những bức tường đá độc đáo được dựng lên mà không cần bất kỳ chất kết dính nào…
Phố Cổ Đồng Văn là một quần thể những ngôi nhà cổ và khu chợ xếp theo hình chữ U tạo cảm giác sum vầy, ấm cúng. Ở đây có quán cafe Phố Cổ tồn tại hàng trăm năm, nơi mà du khách có thể dừng chân nghỉ khi chót lên muộn giờ không đặt được khách sạn. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia Phiên Chợ Lùi độc đáo của người dân, là một trong những nơi mà bạn có thể thưởng thức hầu hết đặc sản Hà Giang…
Phải đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm của Silver Heart Travel, rồi tự mình đặt chân trên con đường Hạnh Phúc mới thấm thía được hết sự hy sinh thầm lặng và công lao to lớn của các thanh niên vùng cao phía Bắc. Cảm ơn các anh - những con người Anh Hùng đã đánh đổi mồ hôi và thậm chí là tính mạng của mình để xây nên hạnh phúc cho biết bao thế hệ vùng cao.