Chương trình du lịch Yên Tử 1 ngày của Silver Heart Travel.
08h00 – 08h20: Xe và hướng dẫn viên Silver Heart Travel đón Quý khách tại nhà hát lớn Hà Nội hoặc khu vực phố cổ khởi hành chuyến thăm quan du lịch Yên Tử 1 ngày. Trên đường đi đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại Hải Dương, quý khách tự túc ăn sáng, đi vệ sinh, nghỉ ngơi sau đó tiếp tục lên xe khởi hành đi tham quan chùa Yên Tử. Trong lúc di chuyển trên xe, quý khách chú ý nghe HDV giới thiệu các địa danh tham quan Yên Tử hoặc tham gia chương trình giao lưu và làm quen giữa các thành viên trên xe.
11h00: Xe đến Yên Tử, hướng dẫn viên đưa đoàn vào nhà hàng ăn cơm trưa với nhiều món dân dã mang đậm hương vị của núi rừng Đông Bắc.
12h00: Tiếp đến quần thể Yên Tử, quý khách có thể đi bộ bậc thang hoặc đi cáp treo lên chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên là điểm đầu tiên trong quần thể Yên Tử và Cầu Phúc, Cầu Tài, Cầu
Lộc cho gia đình và người thân.
13h00: Sau đó hành hương lên tham quan chùa Đồng, Chùa Đồng nằm trên độ cao 1.068 m của đỉnh Vân Tượng chiêm ngưỡng vãn cảnh trên cao với những đám mây bồng bềnh. Trên
đường đi quý khách thắp hương tại Tượng An Kỳ Sinh.
15h15: Quý khách trở về chùa Hoa Yên, trên đường tham quan quý khách ghé thắp hương Chùa Bảo Sái và Chùa Một Mái.
16h30: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách trở về Hà Nội, trên đường dừng chân nghỉ tại Hải Dương, quý khách tự do thưởng thức trà với bánh đậu xanh đặc sản Hải Dương.
19h30: Xe về tới Hà Nội, hướng dẫn viên chia tay đoàn và kết thúc chương trình du lịch Yên Tử 1 ngày, đầy thú vị.
GÍA TOUR TRỌN GÓI: 630.000 vnđ/khách
(Giá áp dụng khách lẻ ghép đoàn)
Giá tour du lịch Yên Tử 1 ngày bao gồm:
- Xe ô tô đời mới đưa đón khách du lịch theo chương trình thăm quan.
- Ăn trưa mức 120.000 VNĐ / khách, nước uống phục vụ trên xe
- Hướng dẫn viên: chuyên nghiệp, nhiệt tình, dẫn theo hành trình.
- Vé thăm quan thắng cảnh các điểm theo chương trình
- Bảo hiểm du lịch mức đền bù 10.000.000 vnđ/người/vụ.
Giá tour Yên Tử 1 ngày không bao gồm:
- Thuế VAT 10% nếu khách muốn lấy hóa đơn.
- Cáp treo Yên Tử: 280.000 vnđ/khách, ăn uống phát sinh ngoài chương trình, vui chơi giải trí cá nhân.
Giá Tour Yên Tử 1 Ngày dành cho trẻ em:
- Trẻ em dưới 4 tuổi: miễn phí tour, các chi phí phát sinh cho bé bố mẹ tự lo. Gia đình 2 người lớn được kèm 1 trẻ em miễn phí, từ trẻ em thứ 2 cần mua 50% giá tour người lớn để đảm bảo tiêu chuẩn tour cho các bé.
- Trẻ em từ 4 – 9 tuổi: tính 75% giá tour người lớn
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: tính 100% giá tour.
Nên đi du lịch Yên tử 1 ngày vào thời gian nào?
Lễ hội Yên Tử thường khai hội vào ngày 10/1 (Âm lịch) và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân. Nếu muốn đi hội xuân Yên Tử và không ngại vất vả, các bạn có thể đi luôn sau ngày khai mạc. Trong dịp này, lượng người đổ về Yên Tử rất đông, các dịch vụ hàng quán có thể nói đều trong tình trạng hoạt động hết công suất, thậm chí muốn đi cáp treo chắc cũng phải xếp hàng dài. Nếu có người già và trẻ nhỏ, tốt nhất dịp này không nên đi.
Khoảng thời gian tháng 3 lúc này thời tiết đã tương đối khô ráo, mát mẻ, lượng người đi hội cũng không nhiều như tháng Giêng là thời điểm thích hợp để vẫn có thể đi Yên Tử trong mùa lễ nhưng không quá mệt mỏi do người đông.
Ngoài ra, nếu chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa, các bạn có thể đi bất cứ lúc nào rảnh. Miễn là theo dõi thời tiết để tránh đi vào lúc mưa bão hay quá lạnh, dễ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Các địa điểm du lịch yên tử?
Các địa điểm nổi bật ở Yên Tử phải được kể đến đó là: Chùa Trình, Chùa Suối Tắm, Chùa Cầm Thực, Chùa Giải Oan, Đường Tùng, Rừng Trúc, Vườn tháp Huệ Quang, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Vân Tiêu, Chùa Bảo Sái, Thác Ngự Dội, Am Thiền Định, Thác Vàng, Tượng An Kỳ Sinh, Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, Cổng trời Bia Phật, Chùa Đồng, Tây Yên Tử , Đền An Sinh, Chùa Am Vãi.
Nên mua quà gì khi đi du lịch yên tử?
Một số đặc sản nên mua ở Yên Tử như: Măng trúc tươi Yên Tử, Rượu mơ Yên Tử, Canh gà rượu bâu, Rau dớn Yên Tử, Chè lam Yên Tử, Trầu một lá Yên Tử.
Nên mặc gì khi đi du lịch yên tử 1 ngày?
Nếu bạn đi Yên Tử vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông thì nên mang theo áo gió nhẹ để giữ ấm và tránh gió. Trong lúc đi đường thì nên mặc áo phao giữ ấm, khi đi leo núi nên để áo ở bên dưới bởi bạn leo núi và đi bộ nhiều cơ thể sẽ nóng lên. Do đó, mặc áo gió mỏng là phù hợp nhất. Bởi mặc áo dầy sẽ khiến bạn khó di chuyển, nặng nề.
Nếu bạn đi Yên Tử vào mùa hè thì cần đội nón rộng vành và mặc áo trang phục mùa hè, mang theo nước uống, giấy ướt.